So sánh ba nhánh chính trong C-pop C-pop

Nhân tố so sánhCantopopMandopopNhạc pop Đài ngữ
Tên tiếng AnhCantonese popMandarin popTaiwanese pop

Hokkien pop

Viết tắtHK-popM-popT-pop
Tên chữ Hán (phồn thể)粵語流行音樂

(Việt ngữ[8] lưu hành âm nhạc)

華語流行音樂

(Hoa ngữ lưu hành âm nhạc)

台語流行音樂

(Đài ngữ lưu hành âm nhạc)

Tên tiếng ViệtNhạc pop tiếng Quảng ĐôngNhạc pop tiếng Quan thoại

Nhạc pop tiếng Hoa phổ thông

Nhạc pop tiếng Đài Loan

Nhạc pop tiếng Phúc Kiến

Nguồn gốc âm nhạcThời đại khúc (shidaiqu) của Trung HoaThời đại khúc (shidaiqu) của Trung HoaNhạc enka của Nhật Bản
Thời gian và địa điểm hình thành- Hát bằng tiếng Quan thoại từ những năm 1920 đến 1950 tại Thượng Hải, Trung Hoa Dân Quốc (trước khi rời sang Hồng Kông)

- Đến thập niên 1970 bắt đầu hát bằng tiếng Quảng Đông và phát triển Cantopop

- Những năm 1920 - 1950 tại Thượng Hải, Trung Hoa Dân Quốc (trước khi rời sang Đài Loan)

- Tại Trung Quốc đại lục từ giữa những năm 2000 đã phát triển dòng nhạc Mandopop riêng thông qua phim điện ảnhphim truyền hình

- Thập niên 1910 tại Đài Loan (khi ấy là thuộc địa của  Đế quốc Nhật Bản)

- Bị hạn chế từ năm 1949 đến 1987 do thiết quân luật ở  Đài Loan

- Tái hoà nhập từ thập niên 1990 đến nay

Các thể loại nhạc chínhâm nhạc Trung Hoa, jazz, rock and roll, R&B, nhạc điện tử, nhạc pop phương Tâyâm nhạc Trung Hoa, hip hop, R&B, nhạc New Wave, pop, rock, balladdân ca, nhạc dance điện tử, nhạc trữ tình, ballad, rock and roll, hip hop, R&B
Trung tâm sản xuất lớn nhất hiện nayHồng KôngĐài Bắc (Đài Loan)Đài Bắc (Đài Loan)
Phạm vi phổ biếnHồng Kông, Malaysia, Singapore, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc)Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Singapore, Việt NamNhật BảnĐài Loan và cộng đồng người gốc Phúc Kiến ở Hạ Môn (Phúc Kiến), Philippines, Malaysia, Singapore, Indonesia

So sánh Cantopop và Mandopop

Xét về điểm khác biệt giữa hai nhóm này là lời ca của Mandopop và Cantopop khác nhau hoàn toàn về ý nghĩa, nhưng điểm chung là cùng một nhạc đệm. Có một số ca sĩ của Hồng Kông như Lưu Đức Hoa hoặc Quách Phú Thành, Lê Minh, Vương Kiệt, Trịnh Tú Văn,... có những ca khúc hát bằng tiếng Quan thoại thì họ cũng thể hiện luôn những bài đó bằng tiếng Quảng Đông, phụ thuộc vào người viết lời bài hát chứ không phải người viết nhạc (tác khúc) (ví dụ như Lưu Đức Hoa với 2 bài là Nếu em là truyền thuyết của anh hát tiếng Quan thoại, còn Duyên đã tận thì hát bằng tiếng Quảng Đông, hoặc dịch lời Việt là Tình nhạt phai thì bản tiếng Quan thoại là Duyên kiếp sau còn bản tiếng Quảng Đông là Những tháng ngày bên nhau), hay cũng có trường hợp mà bản Quan thoại do một ca sĩ này hát mà bản Quảng Đông lại là một ca sĩ khác (lấy ví dụ điển hình là bài Tìm một từ để thay thế do Thái Chánh Tiêu hát tiếng Quan thoại, trong khi Đàm Vịnh Lân hát bài này bằng tiếng Quảng Đông với tên gọi Chia tay trong nước mắt, Mưa tuyết của Trần Tuệ Nhàn bằng tiếng Quảng Đông trong khi đó Trác Y Đình hát bằng tiếng Quan thoại là Bướm bay đầy trời).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: C-pop http://dantiengtrung.com/forum/showthread.php?t=22... http://www.msnbc.msn.com/id/23406659/ http://www.yeuamnhac.com/music/discussion-diem-mat... http://www.yeuamnhac.com/music/info-danh-sach-cac-... http://www.yeuamnhac.com/music/info-dieim-mait-cai... http://www.yeuamnhac.com/music/info-h2t-5-nhom-nha... http://www.yeuamnhac.com/music/info-share-top-30-c... http://www.yeuamnhac.com/music/poll-binh-chon-top-... http://www.yeuamnhac.com/music/poll-game-binh-chon... http://www.hk-dk.dk/docs/chinainvest.2006.05.30.do...